Table of Contents
214 bộ thủ tiếng Trung bằng hình ảnh và giải thích ý nghĩa chi tiết là một trong những kiến thức nền tảng mà bạn cần nắm. Mỗi bộ thủ cấu thành trong Hán tự đều mang hàm ý riêng, giúp bạn dễ dàng ghi nhớ và học tiếng Trung hiệu quả hơn.
Bộ thủ tiếng trung là gì?
Bộ thủ là thành phần cấu tạo nên tiếng trung. Một chữ hán được cấu tạo từ một hoặc nhiều bộ thủ.
Khác với hệ thống chữ latinh, Hán tự là chữ tượng hình. Chúng được tạo nên bởi những nét vẽ riêng biệt và được ghép với nhau theo một quy tắc riêng.
Thông qua học bộ thủ, người học có thể dễ dàng nhớ được cách viết bảng chữ cái tiếng Trung. Khi nắm rõ từng bộ phận cấu thành, bạn có thể ghi nhớ ý nghĩa chữ Hán dễ dàng và thú vị hơn.
Bộ thủ tiếng Trung
Có cần thiết học thuộc hết 214 bộ thủ tiếng Trung hay không?
Việc ghi nhớ bộ thủ là vô cùng cần thiết trong quá trình học tiếng Trung. Nằm lòng bộ thủ giúp việc tiếp thu từ vựng nhanh chóng và đơn giản hơn.
Thế nhưng, đối với các bạn mới học tiếng Trung, việc ghi nhớ toàn bộ 214 bộ thủ là chưa cần thiết. Đa số các chữ Hán được cấu thành từ khoảng hơn 50 bộ thủ thông dụng.
Với trình độ HSK1, HSK2, bạn sẽ ít tiếp xúc với các bộ thủ như bộ Phi, bộ Mãnh, bộ Cổ, bộ Quy,… Do đó, bạn nên tập trung học những bộ thủ cơ bản và dần dần trau dồi và ghi nhớ thêm các bộ thủ khác trong quá trình học tập sau này.
Tổng hợp 214 bộ thủ tiếng trung bằng hình ảnh
Dưới đây là tổng hợp các bộ trong tiếng Trung hiện nay. Với 214 bộ thủ được giải thích ý nghĩa đầy đủ và chuẩn xác, bạn có thể dễ dàng tra cứu và sử dụng trong quá trình học tập.
1/ Bộ thủ 1 nét
Dưới đây là tổng hợp bộ thủ 1 nét trong các nét cơ bản tiếng Trung trong 214 bộ thủ hiện nay:
Bộ Nhất: Một, khởi đầu
Bộ Cổn: Nét thẳng đứng
Bộ Chủ: Nét điểm
Bộ Phiệt: Nét nghiêm từ phải qua trái
Bộ Ất: Can thứ 2 trong 12 can
Bộ Quyết: Cái móc
2/ Bộ thủ 2 nét
Tổng hợp các bộ thủ có 2 nét trong tiếng Trung
Bộ Nhị: Số 2
Bộ Đầu: Không có ý nghĩa, thường đi chung với các bộ khác
Bộ Nhân: Con người
Bộ Nhi: Đứa trẻ, con cái
Bộ Nhập: Thâm nhập vào bên trong
Bộ Bát: Số 8
Bộ Quynh: Vùng biên giới, hoang địa
Bộ Mich: Trùm lên, che đậy
Bộ Băng: Băng giá, nhiệt độ thấp
Bộ Kỷ: Cái ghế tựa, thấp, biểu thị đồ dùng bằng gỗ
Bộ Khảm: Há miệng, liên quan đến hang hốc
Bộ Đao: Con dao, liên quan đến vũ khí
Bộ Lực: Liên quan đến dùng sức lực
Bộ Bao: Sự bao bọc, bao quanh
Bộ Chủy: Cái thìa
Bộ Phương: Tủ đựng, đồ vật liên quan đến hình vuông
Bộ Hệ: Sự che đậy, giấu giếm
Bộ Thập: Số mười, thường liên quan đến số đếm
Bộ Bốc: Liên quan đến bói toán
Bộ Tiết: Đốt tre, liên quan đến quỳ gối
Bộ Hán: Sườn núi, liên quan đến vách đá
Bộ Khư: Sự riêng tư
Bộ Hựu: Một lần nữa, động tác, sự việc liên quan đến tay
3/ Bộ thủ 3 nét
Danh sách bộ thủ 3 nét trong tiếng Trung:
Bộ Khẩu: Cái miệng, liên quan đến ngôn ngữ hoặc động tác miệng
Bộ Vi: Vây quanh, liên quan đến sự vây tròn
Bộ Thổ: Đất, liên quan tới bùn
Bộ Sĩ: Kẻ sĩ, liên quan đến đàn ông
Bộ Tuy: Đi chậm, liên quan đến hoạt động của chân
Bộ Truy: Ở phía sau
Bộ Tịch: Đêm tối, các hoạt động về đêm
Bộ Đại: Lớn, sự việc, con người to lớn
Bộ Nữ: Nữ giới, liên quan đến xinh đẹp hoặc họ tên
Bộ Tử: Liên quan đến con cái
Bộ Miên: Mái che, liên quan đến nhà cửa
Bộ Thốn: Đơn vị tấc, liên quan đến độ dài
Bộ Tiểu: Nhỏ bé
Bộ Uông: Sự yếu đuối, khiếm khuyết
Bộ Thi: Xác chết, liên quan đến thi thể
Bộ Triệt: Mầm non, liên quan đến cỏ
Bộ Sơn: Núi non, liên quan đến đá, núi
Bộ Xuyên: Sông ngòi, liên quan đến nước
Bộ Công: Công việc, liên quan đến người thợ
Bộ Kỷ: Bản thân, liên quan đến trẻ sơ sinh
Bộ Cân: Cái khăn, liên quan đến dệt may
Bộ Can: Thiên can, can dự
Bộ Yêu: Nhỏ nhắn, sự nhỏ bé
Bộ Nghiễm: Mái nhà, liên quan đến kiến trúc
Bộ Dẫn: Bước dài, liên quan đến sự đi lại
Bộ Củng: Chấp tay, sự việc cần dùng 2 tay
Bộ Dặc: Bắn, chiếm lấy
Bộ Cung: Cung tên, liên quan đến vũ khí
Bộ Kệ: Đầu con nhóm, thường dùng làm nét chữ
Bộ Sam: Lông tóc dài, liên quan đến trang sức, hình ảnh
Bộ Xích: Bước chân trái, liên quan đến đường xá, đi lại
4/ Bộ thủ 4 nét
Dưới đây là các bộ thủ được cấu thành từ 4 nét vẽ:
Bộ Tâm: Quả tim, tâm trí, thể hiện thái độ, tình cảm
Bộ Qua: Kích, một bình khí thời xưa
Bộ Hộ: Liên quan tới cảnh cửa
Bộ Thủ: Tay, liên quan đến tay
Bộ Chi: Cành nhánh của cây
Bộ Phộc: Đánh khẽ, động tác đánh nhẹ
Bộ Văn: Văn chương, nét vằn
Bộ Đẩu: Cái đấu, đơn vị đo lường lương thực
Bộ Cẩn: Cái búa, cái rìu để đốn cây
Bộ Phương: Vuông, phương hướng
Bộ Vô: Không
Bộ Nhật: Mặt trời, liên quan đến thời gian
Bộ Viết: Liên quan đến nói
Bộ Nguyệt: Tháng, mặt trăng, liên quan đến mặt trăng
Bộ Mộc: Gỗ, cây cối
Bộ Khiếm: Thiếu vắng, khiếm khuyết
Bộ Chỉ: Dừng lại, động tác của chân
Bộ Đãi: Xấu xa, tệ hại
Bộ Thù: Binh khí dài, mũi không nhọn
Bộ Vô: Chớ, đừng
Bộ Tỷ: So sánh, so bì cao thấp
Bộ Mao: Lông, liên quan đến râu tóc
Bộ Thị: Họ mạc trong một gia đình
Bộ Khí: Hơi nước bốc lên
Bộ Thủy: Nước, liên quan đến sông nước
Bộ Hỏa: Lửa, liên quan đến lửa
Bộ Trảo: Móng vuốt động vật
Bộ Phụ: Cha, người đàn ông trưởng thành
Bộ Hào: Hào âm, hào dương, giao nhau
Bộ Tường: Mảnh gỗ, cái giường
Bộ Phiến: Mảnh, tấm, miếng mỏng và phẳng
Bộ Nha: Răng
Bộ Ngưu: Trâu, liên quan đến trâu, bò
Bộ Khuyển: Con chó, loài chó
5/ Bộ thủ 5 nét
Bộ Huyền: Đen, huyền bí
Bộ Ngọc: Đá quý, ngọc
Bộ Qua: Quả dưa
Bộ Ngõa: Ngói
Bộ Cam: Ngọt
Bộ Sinh: Sinh đẻ, sinh sôi
Bộ Điền: Ruộng
Bộ Đụng: Dùng
Bộ Thất: Đơn vị đo chiều dài
Bộ Nạch: Bệnh tật
Bộ Bát: Gạt ngược lại
Bộ Bái: Trắng
Bộ Bì: Da
Bộ Mãnh: Bát đĩa
Bộ Mục: Mắt
Bộ Mâu: Cây giáo để đâm
Bộ Thỉ: Mũi tên
Bộ Thạch: Đá
Bộ Thị: Thần đất
Bộ Nhựu: Vết chân
Bộ Hòa: Lúa, hòa bình
Bộ Huyệt: Cái hang, lỗ
Bộ Lập: Đứng, thành lập
6/ Bộ thủ 6 nét
List các bộ thủ 6 nét gồm:
Bộ Trúc: Cây tre, trúc
Bộ Mễ: Gạo
Bộ Mịch: Sợi mì nhỏ
Bộ Phẫu: Đồ sành
Bộ Võng: Cái lưới
Bộ Dương: Con dê
Bộ Vũ: Lông vũ
Bộ Lão: Già, lớn tuổi
Bộ Nhi: Mà, và
Bộ Lôi: Cái cày
Bộ Nhĩ: Cái tai, lỗ tai
Bộ Duật: Cây bút
Bộ Nhục: Thịt
Bộ Thần: Bầy tôi
Bộ Tự: Bản thân
Bộ Chí: Đến
Bộ Cửu: Cái cối giã gạo
Bộ Thiệt: Cái lưỡi
Bộ Suyễn: Sai lầm
Bộ Chu: Cái thuyền
Bộ Cấn: Dừng, bền cứng
Bộ Sắc: Màu, dáng vẻ, nữ sắc
Bộ Thảo: Cỏ
Bộ Hổ: Vằn vện của con hổ
Bộ Trùng: Sâu bọ
Bộ Huyết: Máu
Bộ Hành: Đi, thi hành
Bộ Y: Áo
Bộ Á: Che đậy, úp lên
7/ Bộ thủ 7 nét
Tham khảo các bộ thủ 7 nét sau đây:
Bộ Kiến: Trông thấy
Bộ Giác: Góc, sừng thú
Bộ Ngôn: Lời nói
Bộ Cốc: Khu nước chảy giữa hai núi
Bộ Thỉ: Con heo
Bộ Trãi: Loài sâu không chân
Bộ Bối: Vật báu
Bộ Xích: Màu đỏ
Bộ Tẩu: Đi, chạy
Bộ Túc: Chân, đầy đủ
Bộ Thân: Cơ thể, thân thể
Bộ Xa: Chiếc xe
Bộ Tân: Cay, vất vả
Bộ Thần: Nhật, nguyệt
Bộ Quai xước: Bước đi chợt dừng lại
Bộ Ấp: Vùng đất
Bộ Dậu: Một trong 12 địa chi
Bộ Biện: Phân biệt
Bộ Lý: Dặm, làng xóm
8/ Bộ thủ 8 nét
Tập hợp các bộ thủ 8 nét trong tiếng Trung:
Bộ Kim: Kim loại, vàng
Bộ Trường: Dài, lớn
Bộ Môn: Cửa hai cánh
Bộ Phụ: Đống đất, gò đất
Bộ Đãi: Kịp
Bộ Chuy: Chim đuôi ngắn
Bộ Vũ: Mưa
Bộ Thanh: Màu xanh
Bộ Phi: Không
9/ Bộ thủ 9 nét
Ghi nhớ bộ thủ 9 nét sau:
Bộ Diện: Mặt, bề mặt
Bộ Cách: Da thú, thay đổi
Bộ Vi: Da thuộc
Bộ Phỉ: Rau phỉ
Bộ Âm: Âm thanh
Bộ Hiệt: Đầu, trang giấy
Bộ Phong: Gió
Bộ Phi: Bay
Bộ Thực: Ăn, thức ăn
Bộ Thủ: Đầu
Bộ Hương: Mùi hương, hương thơm
10/ Bộ thủ 10 nét
Dưới đây là các bộ thủ có 10 nét trong tiếng Trung
Bộ Mã: Con ngựa
Bộ Cốt: Xương
Bộ Cao: Cao
Bộ Bưu: Tóc dài, sam cỏ phủ mái nhà
Bộ Đấu: Chống nhau, chiến đấu
Bộ Sưởng: Rượu nếp
Bộ Cách: Nồi, chõ
Bộ Quỷ: Con quỷ
11/ Bộ thủ 11 nét
Tập hợp 6 bộ thủ phức tạp với 11 nét vẽ:
Bộ Ngư: Con cá
Bộ Điểu: Con chim
Bộ Lỗ: Đất mặn
Bộ Lộc: Con hưu
Bộ Mạch: Lúa mạch
Bộ Ma: Cây gai
12/ Bộ thủ 12 nét
Các bộ thủ 12 nét hiện nay gồm:
Bộ Hoàng: Màu vàng
Bộ Hắc: Màu đen
Bộ Thử: Lúa nếp
Bộ Chỉ: May, khâu vá
13/ Bộ thủ 13 nét
Bộ thủ 13 nét trong tiếng Hán gồm:
Bộ Mãnh: Con ếch, cố gắng
Bộ Đỉnh: Cái đỉnh
Bộ Cổ: Cái trống
Bộ Thử: Con chuột
14/ Bộ thủ 14 nét
Trong tiếng Hán, có 2 bộ thủ có 14 nét:
Bộ Tỵ: Cái mũi
Bộ Tề: Ngang bằng, cùng nhau
15/ Bộ thủ 15 nét
Dưới đây là bộ thủ 15 nét:
Bộ Xỉ: Răng
16/ Bộ thủ 16 nét
Có 2 bộ thủ 16 nét:
Bộ Long: Con rồng
Bộ Quy: Con rùa
17/ Bộ thủ 17 nét
Bộ Dược là bộ duy nhất có 17 nét trong tiếng Trung:
Bộ Dược: Sáo 3 lỗ
Kết luận
Nếu bạn đang bắt đầu học tiếng Trung, 214 bộ thủ tiếng Trung bằng hình ảnh sẽ là công cụ hữu ích giúp quá trình học của bạn thuận lợi hơn. Lưu lại và thường xuyên ôn tập để không ngừng tiến bộ từng ngày.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.