“Giết chó khuyên chồng” là một câu chuyện cổ tích Việt Nam đầy ý nghĩa. Tác phẩm khắc họa những mâu thuẫn trong tình yêu và lòng trung thành. Những bài học sâu sắc từ câu chuyện này vẫn còn giá trị đến ngày nay.
Ngày xưa có hai anh em nhà kia, anh có lắm tiền nhiều bạc, còn em thì cam phận túng bấn. Nhưng người anh vẫn không mấy khi đoái hoài tới em mình, trái lại chỉ thân thiết với bọn vô lại, nay rượu chè mai cờ bạc làm vui.
Hắn riết róng với em bao nhiêu thì lại hào phóng với bọn chúng bấy nhiêu. Mặc dầu thế, người em vẫn không oán anh nửa lời. Chỉ có vợ người anh vẫn thường khuyên chồng nên tránh bạn xấu, vì họ chẳng qua “Khi vui thì vỗ tay vào; Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai “. Chồng ra sức cãi:
– Các bạn tôi đều là những người tốt bụng tử tế cả. Đừng nhầm! Vợ thấy can không được, đành tìm dịp cho chồng một bài học. Một hôm chồng đi vắng, vợ ở nhà đánh chết một con chó to đem chiếu cuốn lại, cột dây thật chặt rồi để ở xó vườn. Tối đến, khi chồng về, vợ giả làm bộ sợ hãi nói:
Giết chó khuyên chồng
– Ban trưa, lúc mình đi vắng, có một thằng bé đến xin ăn. Tôi chưa kịp cho nó đã chửi rủa ầm ĩ. Tức mình, tôi phang cho một đòn gánh, không ngờ nhằm chỗ phạm, nó lăn ra chết. Tôi đành lấy chiếu bó xác để ở góc vườn.
Bây giờ phải nhờ một người nào thân tín đến chôn giúp cho và giữ kín miệng, đừng để cho đầy tớ và xóm làng biết. Chồng nghe nói đến xác chết, sợ hết hồn. Song hắn cũng yên tâm vì nghĩ đến mấy ông bạn thiết.
Hắn vội chạy đi tìm họ kể hết tình thực và nhờ họ chôn hộ. Nhưng khi nghe thủng câu chuyện của hắn, ông bạn nào cũng tái mặt đi. Sợ liên lụy tới mình nên ông nào cũng tìm cớ thoái thác. Cuối cùng năn nỉ khắp lượt mà không được gì cả, hắn tiu nghỉu trở về nói cho vợ biết. Vợ bảo:
– Thế thì sang nhờ chú nó xem sao. Hắn chạy đi gọi em, em đến ngay. Khi biết rõ chuyện, người em giục làm gấp. Đoạn em xắn áo giúp anh một tay, không nề hà gì cả. Xong việc, chị vợ bảo chồng:
– Đó, đã thấy chưa! Nào mình còn mong chờ bạn hữu nữa thôi. Nếu không có chú nó thì làm sao lo liệu được cho ổn thỏa.
Chồng nghe vợ nói có ý hối hận. Từ đó đối với bạn hữu có vẻ lạnh nhạt. Không ngờ mấy người bạn thấy thế đến nhà giở mặt dọa nạt, đòi phải cho chúng tiền chúng mới chịu ỉm việc này đi cho.
Nghe thế, chồng hoảng sợ, toan đưa tiền bạc ra khấn khứa chúng, nhưng người vợ nhất định không chịu, bảo họ muốn làm gì thì làm. Quả nhiên bọn vô lại thấy không xơ múi gì cả, liền đem việc tố cáo với quan trên.
Quan tin là một vụ án mạng thực, bèn xuống trát bắt hai vợ chồng. Trước công đường, người vợ khai rõ đầu đuôi câu chuyện giết chó để thử bạn chồng và em chồng, cùng là kết quả như đã thấy.
Quan sai người đến chỗ bãi hoang quật xác lên thì quả nhiên chỉ là một cái xác chó. Quan bèn tha cho hai vợ chồng về và sai đánh đòn mấy tên nguyên đơn xấu bụng. Từ đó người chồng mới cạch mấy người bạn xấu và giúp đỡ em ân cần tử tế.
Câu chuyện “Giết chó khuyên chồng” phản ánh sâu sắc những mâu thuẫn trong tình cảm vợ chồng. Qua đó, người đọc nhận thấy giá trị của sự thấu hiểu và lòng trung thành. Đây là bài học quý giá cho mỗi gia đình trong cuộc sống hiện đại.
Từ khóa: Giết chó khuyên chồng, truyện cổ tích Giết chó khuyên chồng, cổ tích Giết chó khuyên chồng, truyện cổ tích Việt Nam, ý nghĩa Giết chó khuyên chồng, bài học từ Giết chó khuyên chồng, nhân vật trong Giết chó khuyên chồng, truyền thuyết Giết chó khuyên chồng, phân tích Giết chó khuyên chồng, nội dung Giết chó khuyên chồng.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.