Categories: Blog

Giậm chân hay dậm chân đúng chính tả? Nghĩa là gì?

Giậm chân hay dậm chân đều có cách phát âm tượng tự nhau khiến nhiều người không biết sử dụng từ nào mới đúng. Kiểm tra lỗi chính tả ngay cùng Thepoet để biết đáp án chính xác và hiểu rõ ý nghĩa của từ.

Giậm chân hay dậm chân? Từ nào đúng chính tả

Giậm chân và dậm chân đều là hai từ viết đúng chính tả. Trong đó từ giậm chân thường được sử dụng phổ biến hơn trong đời sống hàng ngày.

Giậm chân và dậm chân là hiện tượng lưỡng khả của từ

Giậm chân nghĩa là gì?

Giậm chân là động từ mô tả hành động nhấc chân lên cao, sau đó nện mạnh xuống đất. Động từ này thường dùng để thể hiện cảm xúc tức giận hoặc nuối tiếc về một điều gì đó.

Ví dụ:

  • Ông ấy giậm chân thật mạnh xuống đất với thái độ tức giận.
  • Cả lớp xếp thành hai hàng dọc để giậm chân đi đều.

Dậm chân nghĩa là gì?

Dậm chân xuất hiện trong từ điển tiếng Việt của Hồ Ngọc Đức, cũng mang ý nghĩa là nâng cao chân lên rồi nện mạnh xuống đất.

Ví dụ:

  • Cả lớp dậm chân tại chỗ trong vòng 10 phút.
  • Cô ấy dậm chân thật mạnh xuống đất khi cậu con trai làm vỡ chiếc bát trên bàn.

Giẫm đạp hay dẫm đạp từ nào đúng chính tả?

Giẫm đạp và dẫm đạp đều là hai từ viết đúng chính tả. Tương tự như giậm chân hay dậm chân thì bạn có thể sử dụng giẫm đạp hay dẫm đạp đều được.

Hai cụm từ này có nghĩa là dùng chân để chà đạp lên một vật nào đó. Hiểu theo nghĩa bóng thì là dùng những từ ngữ, hành động để chà đạp lên lòng tự trọng, nhân cách của người khác.

Ví dụ:

  • Bạo động xảy ra khiến mọi người giẫm đạp lên nhau chạy thoát.
  • Những chú bò đang dẫm đạp lên cánh đồng cỏ xanh mướt.

Dẫm chân hay giẫm chân từ đúng chính tả?

Dẫm chân hay giẫm chân cũng là hai từ viết đúng chính tả. Tuy nhiên, giẫm chân được sử dụng phổ biến trong cộng đồng tiếng Việt.

Hai cụm từ này cũng có nghĩa là dùng chân để chà đạp lên một vật nào đó. Một số câu thường sử dụng hai cụm từ này:

  • Do tôi không để ý nên đã giẫm chân lên bức tranh của cô ấy để dưới sàn nhà.
  • Các bạn nhỏ không được dẫm chân lên bãi cỏ.

Tổng kết

Như vậy, giậm chân hay dậm chân trong tiếng Việt được gọi là hiện tượng lưỡng khả của từ. Bạn có thể sử dụng một trong hai cụm từ để diễn đạt chung một ý nghĩa mà không sợ bị sai chính tả đâu nhé!

Xem thêm:

Giáo sư  Nguyễn Lân Dũng  là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Recent Posts

Truyện cổ tích Việt Nam: Bắc kim thang, cà lang bí rợ

Bắc kim thang, cà lang bí rợ là hai câu chuyện cổ tích nổi bật…

8 giờ ago

Truyện dân gian: Truyền thuyết Hai Bà Trưng

Truyền thuyết Hai Bà Trưng là biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần…

1 ngày ago

Tổng hợp Thơ Hài Hước – Thơ Chế vui vẻ, dí dỏm ngắn

Những câu thơ hài được truyền tai nhau khiến ai đọc cũng phải phì cười.…

1 ngày ago

Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích đèo Phật tử

Sự tích đèo Phật là một trong những câu chuyện cổ tích đặc sắc của…

1 ngày ago

Truyện dân gian: Chàng Rể hay chữ

Chàng Rể hay chữ là một trong những nhân vật thú vị trong kho tàng…

2 ngày ago

Truyện dân gian: Sau Một Ðêm Ngủ Trọ

Sau Một Ðêm Ngủ Trọ là một tác phẩm đặc sắc trong kho tàng truyện…

3 ngày ago

This website uses cookies.