Thơ Huy Cận trước và sau cách mạng tháng 8 có những thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, ông luôn giữ vững sự hàm súc, giàu chất triết lí trong từng câu thơ của mình. Là đại diện xuất sắc của phong trào thơ mới, hãy cùng trang web văn học khám phá những tác phẩm của Huy Cận ngay sau đây.
Các tác phẩm tiêu biểu của Huy Cận rất đa dạng, trong đó bao gồm thơ, tự truyện và những bài viết tiểu luận phê bình văn học.
Thơ của tác giả Huy Cận chia thành 2 giai đoạn chính gồm: Trước cách mạng tháng 8 và sau cách mạng tháng 8. Trong đó, ở giai đoạn trước cách mạng nhà thơ đã ra mắt 2 tập thơ gồm:
Gồm các bài thơ sau:
Gồm các bài thơ sau:
Gồm các bài thơ sau:
Gồm các bài thơ sau:
Gồm các bài thơ sau:
Gồm các bài thơ sau:
Gồm các bài thơ sau:
Gồm các bài thơ sau:
Những bài thơ của Huy Cận trước các mạng tháng 8 chất chứa những nỗi buồn hiu quạnh về cuộc đời, kiếp người, quê hương đất nước. Huy Cận dường như đang tìm đến thơ ca và thiên nhiên để có niềm vui, sự sống nhưng vẫn chưa thoát khỏi bế tắc.
Một số bài thơ của Huy Cận trước cách mạng mà bạn không thể bỏ qua gồm:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Trăng lên trong lúc đang chiều,
Gió về trong lúc ngọn triều mới lên.
Thuyền đi, sông nước ưu phiền;
Buồm treo ráng đỏ giong miền viễn khơi.
Sang đêm thuyền đã xa vời;
Người ra cửa biển, nghe hơi lạnh buồn.
Canh khuya tạnh vắng bên cồn,
Trăng phơi đầu bãi, nước dồn mênh mang.
Thuyền người đi một tuần trăng,
Sầu ta theo nước, tràng giang lững lờ.
Tiễn đưa dôi nuối đợi chờ –
Trông nhau bữa ấy, bây giờ nhớ nhau.
Ai biết đường kia dậm mấy lần?
Gió vừa thổi lạc dấu muôn chân.
Làm sao góp lại nâng xem thử
Những bước vu vơ xa lại gần.
Thôi đã tan rồi vạn gót hương
Của người đẹp tới tự trăm phương.
Tan rồi những bước không hò hẹn
Đã bước trùng nhau một ngả đường.
Cây mở cành xanh, nghiêng lá phơi;
Bụi gieo trên lá, dội nên lời
Bâng khuâng kể lại bao câu chuyện
Của những bàn chân rỗ dấu đời.
Đã vậy bao lần rồi thế nhỉ?
Và sau này nữa, dấu chân ai
Sẽ ghi rồi xoá trên đường bạc
Mỗi lúc trời đau gió thở dài.
Thuở xưa, Chức Nữ buồn sông Ngân,
Có kẻ ngồi thương ở dưới trần;
Chạnh nỗi tương tư khôn giãi tỏ,
Muôn sao bàng bạc sầu không gian.
Từ buổi tiên đi, sầu cũng nhỏ,
Nhân gian thôi nhớ chuyện trên trời;
Đại bàng vỗ cánh muôn năm trước,
Ai biết trời xưa rộng mấy khơi!
Bích Câu đâu nửa bóng chàng Uyên?
Sông núi thô sơ bặt tiếng huyền.
Có lẽ hồn ta không đẹp nữa,
Nét thần thôi hoạ bức thiên duyên.
Giấc mộng Minh Hoàng không trở lại,
Trăng ôi! ai chép nhại Nghê thường?
Cõi đời cúi mặt quên xa biếc,
Đi hết thời gian, không nhớ thương.
Mưa giong buồn sợi xuống lơi lơi,
Lạnh của không gian thấm xuống người.
Rơi rớt về đây muôn hướng gió;
Lòng sầu vạn dặm gió mưa phơi.
Hiu hắt đày tôi giữa xứ hờ.
Ý buồn tự kể mộng bâng quơ.
Tương tư thấp thoáng sau khe cửa,
Tuy chẳng mong ai cũng đợi chờ.
Tôi luồn tay nhỏ hứng không gian,
Với gió xa xôi lạnh lẽo ngàn.
Tôi để cho hồn theo với lá,
Xiêu xiêu cúi nhẹ trút buồn tràn.
Buồn hão nhưng lòng chẳng biết nguôi.
Buồn mưa không định, chỉ ngùi ngùi,
Lòng êm như chiếc thuyền trên bến
Nghe rét thu về hạ bớt mui…
Sớm nay khoác áo màu vô định
Ra gặp mùa xuân đến giữa đàng
Lá biếc đưa thoi xuyên vĩnh viễn
Gió là sợi thắm của thời gian.
Ta vận tấm xuân đi hớn hở
Tâm tư ngào ngạt hiến dâng đời
Thân cũng hát lừng cao nhịp lửa
Hoa thiên thu hẹn nở cùng môi.
Lòng chim gieo sáng vệt vân sa
Trên bước đường xuân trở lại nhà.
Mở sách chép rằng: Vui một sáng
Nghìn năm còn mãi tấm lòng ta.
Khi ta đến các người đà đến cả
Có Thiên nhiên, suối chị với rừng anh
Cỏ vạn đại đã quen chiều óng ả
Liễu thiên thu từng thuộc lối buông mành.
Chim siêng hót đã mấy đời ngọt giọng
Bướm chăm bay nhẹ cánh thuở lâu rồi
Đất duyên dáng những vú đồi mơ mộng
Trời xanh sao dưới nước ngọc tuôn trôi.
Chắc vui lắm nên về đông đủ vậy
ánh muôn sao vương mỏng sợi tơ chăng
Ta đang ngủ trong luân hồi tỉnh dậy
Thấy trần gian là một hội hoa đăng.
Hoa nhảy múa nối vòng quanh tháng biếc
Ca ngợi bốn mùa công chúa nguy nga
Và tất cả đã rạng màu yến tiệc
Đủ cả rồi, duy thiếu một mình ta.
Ta hớn hở khoan thai vào nhập cuộc,
Góp vui chung với nhịp máu lòng say
Ta đi tới trong đời hơi chậm bước
Gặp Thiên nhiên như gặp bạn lâu ngày.
Ta ngây ngất thắp cao hồn đuốc rạng
Cuộc vui chung cùng góp ánh muôn sao
Và tự lúc hồn ta qua cửa sáng,
Hội hoa đăng bừng nhạc thắm xôn xao.
Mặt trời! Ta nhìn ngươi ngây ngất
Và bóng thân ta nằm xuống đất
– Bóng ta một nửa đêm nguyên thuỷ
Mặt trời! Tư tưởng ta nhìn ngươi
Và bóng hồn ta nằm xuống đời
Gió thổi dọc ngày
Trái rụng hoa bay
Dọc đời, gió thổi thân tàn rụng
Mùa chết vui sao giữa hội này
Nằm nghe gió thổi ngoài vô tận
Mà niết trăm hoa đã sẵn sàng
Mà biết trăm hồn không oán hận
Nghe tin gió gọi đón mùa sang
Dọc đời gió thổi
Thịt tàn xương cốt
Dọc ngày gió thổi
Hoa tàn trái thối
Hột cát trăng sao lại nở cười
Chim hót vòm xanh, hương dậy đất,
Hôm nay vũ trụ mở huy hoàng
Đi ra hoa bướm không tin trước,
– Sực nhớ đêm rồi đã ngủ lang.
Em ơi! Trời xanh
Như là tuổi nhỏ
Đôi cây giao cành
Bên đường, vui sao!
Giờ đây trưa rồi
Chim đà nghỉ hát
Lá đà nghỉ quạt
Mành hoa bồi hồi
Đời nằm rất êm
Mây thưa buông rèm
Thời gian rất nhẹ
Qua mành tóc em.
Mây hiu hiu bóng
Mi tơ dệt mộng
Em là trời xanh
Nhìn qua cửa động.
Trưa nay trong nhà
Ghế bàn yên ngủ
Riêng hai lòng ta
Nằm trong vũ trụ
Khác với những tác phẩm của Huy Cận trước 1945, phong cách thơ Huy Cận sau này mang đậm tính cách mạng và chính trị.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương.
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương?
Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay.
Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.
Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn…
Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen.
Mỗi người một vẻ, mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.
Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.
Có thực trên đường tu đến Phật
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bấy nhiêu quằn quại run lần chót
Các vị đau theo lòng chúng nhân?
Nào đâu, bác thợ cả xưa đâu?
Sống lại cho tôi hỏi một câu:
Bác tạc bấy nhiêu hình khổ hạnh
Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau?
Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão
Bấy nhiêu tâm sự, bấy nhiêu đời
Là cha ông đó bằng xương máu
Đã khổ, không yên cả đứng ngồi.
Cha ông năm tháng đè lưng nặng
Những bạn đương thời của Nguyễn Du
Nung nấu tâm can, vò võ trán
Đau đời có cứu được đời đâu.
Đứt ruột cha ông trong cái thuở
Cuộc sống giậm chân hoài một chỗ
Bao nhiêu hi vọng thúc bên sườn
Héo tựa mầm non thiếu ánh dương.
Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la
Sờ soạng cha ông tìm lối ra
Có phải thế mà trên mặt tượng
Nửa như khói ám, nửa sương tà.
Các vị La Hán chùa Tây Phương!
Hôm nay xã hội đã lên đường
Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại
Xua bóng hoàng hôn, tản khói sương.
Cha ông yêu mến thời xưa cũ
Trần trụi đau thương bỗng hoá gần!
Những bước mất đi trong thớ gỗ
Về đây, tươi vạn dặm đường xuân.
Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.
Cánh đập trời xanh
Cao hoài, cao vợi
Tiếng hót long lanh
Như cành sương chói
Chim ơi, chim nói
Chuyện chi, chuyện chi?
Lòng vui bối rối
Đời lên đến thì…
Tiếng ngọc trong veo
Chim gieo từng chuỗi
Lòng chim vui nhiều
Hát không biết mỏi.
Chim bay, chim sà
Lúa tròn bụng sữa
Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca.
Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời…
Con chim chiền chiện
Hồn xanh quê nhà
Sáng nay lại hót
Tưng bừng lòng ta.
Hòn đá quá nặng.
Nhờ tay, Tâm ơi!
Tâm ghì tay thẳng:
Đá lên, xe dời.
Con gái Hải Ninh
Đi làm thợ mỏ
Ai đừng có khinh
Mạnh như cần gió.
Tảng đá cao cao
Một trèo hất đổ.
Nam mà bằng beo,
Nữ xin bằng hổ.
Cái tầng thiên thẹo
Chị đẽo cho bằng.
Cuốc hay là kéo?
Đá nhào băng băng.
Cái xe có bò,
Tâm đến xe dậy,
Cái xe có cặm,
Tâm đến xe đi.
Tâm vừa hai mươi,
Trẻ như chế độ.
Tay cuốc miệng cười,
Đời thơm nắng gió.
Trên đèo dưới biển
Than đẹp than huyền,
Đời than trẻ lại
Với người thanh niên.
Tâm ơi, giúp tay!
Tâm ơi đẩy hộ!
Tâm như ánh ngày
Chói tràn mọi chỗ…
Núi buổi chiều gió thổi,
Đây là cuộc khởi hành,
Chiều qua tiếng loa gọi,
Vang lừng rừng núi quanh.
Anh đi vào bộ đội,
Em ở nhà thay anh.
Gió giữa hai sườn núi
Loa gọi giờ tòng chinh.
Giữa mùa xuân gió thổi
Trai làng một nửa ra đi.
Một chiều Vĩnh Yên năm ngoái,
Tôi nghe loa gọi tòng quân.
Nương sắn lòng tôi thoai thoải
Theo chân các chị tần ngần
Theo bước các anh hăng hái.
Tòng quân nô nức ngày xuân!
Nay hoa cau tủa ngà,
Nay bụi mía sắc lá,
Nay bóng mây trên nội
Đang ủ vàng lúa xanh.
Mùa gặt tới lại vắng
Cầu chúc anh an lành.
Tiếng súng rền mặt trận,
Ngọn lúa ngập bờ xanh,
Điệp những lòng trai gái
Trong nỗi niềm chiến chinh.
Anh lính miền Nam! Anh nghĩ gì
Mỗi khi đêm về mặt trời tắt?
Mỗi ngày chúng nó dẫn anh đi
Là máu anh ơi! là nước mắt.
Chúng bắt anh phun lửa đốt nhà,
Em bé chết thiêu anh còn nhớ?
Chiều về con anh tìm gọi bố.
Anh bế con, lòng có xót xa?
Anh cầm súng canh cho bọn quỷ
Xẻo vú đàn bà, chọc tiết người.
Chị Lý ba năm máu còn rỉ
Vợ anh nhìn anh lòng sao nguôi?
Chúng căng hồn anh như tấm bia
Khắp các nẻo đường anh chĩa bắn.
Tìm anh chúng định hoá ra chi
Miệng súng hay lòng anh khạc đạn?
Anh lính miền Nam! Anh nghĩ gì?
Ngày ngày cầm súng, ngày ngày đi.
Ngày làm máy bắn, làm máy chém,
Đêm ngủ chiêm bao đầy máu me.
Anh là dân thợ, là dân cày
Mất nước trăm năm sống đoạ đầy.
Chúng lừa anh đi bắn xóm thợ,
Vây bố dân làng. Anh đang tay?
Cái đời cha mẹ sinh cho anh
Bảo vệ nước nhà, xây hạnh phúc.
Giặc Mỹ bên kia biển Thái Bình
Muốn biến đời anh thành đống nhục.
Anh lính miền Nam! Anh nghĩ gì
Mỗi khi đêm về mặt trời tắt?
Mặt trời tắt, lòng anh chưa tắt.
Ngày mai đừng để chúng lôi đi.
Chiều thu trong, lá trúc vờn đẹp quá.
Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ
Tiếng lao xao như ai ngả nón chào.
Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao,
Giếng trong lẻo, trời xanh in thăm thẳm.
Chiều thu quê hương sao mà đằm thắm!
Tôi bước giữa vườn, bạn với hàng cau
Hút nắng tơ vàng như những đài cao
Đứng lồng lộng, thu tiếng chiều vàng rợi.
Vồng khoai lang xoè lá ra nằm sưởi
Cùng với gà mẹ xoè cánh ấp con.
Ở trước sân hà mấy đống gạch son,
Hố vôi trắng nằm đợi ngày xây dựng.
Trời thu trong em bé cười má ửng;
Như cây sai mẹ đứng giữa chùm con.
Chiều thu vàng vàng rực cả tâm hồn
Của đất nước đang bồi da thắm thịt.
Gió biển mặn thổi về đây tha thiết;
Những con chim phơi phới cánh, chiều thu
Náo nức như triều, êm ả như ru…
Các bài thơ của Huy Cận về chủ đề tình yêu cũng nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả. Dưới đây là một số tác phẩm nổi bật nhất:
Một sáng mai xuân dừng bến xe
Xốn xang em ở tiễn anh về
Bâng khuâng phố rộn, đời xa vắng,
Anh gọi thầm em, em có nghe?
Anh gọi: em ơi! Biết nói sao!
Yêu em như tự thuở xa nào
Từng yêu em trước, lòng vương vấn
Lạc giữa đời, nay lại gặp nhau.
Gặp nhau chưa thoả, đã xa rồi
Tội nghiệp em tôi, tội nghiệp tôi!
Những cặp tình nhân muôn vạn thuở
Trời ơi! Đứt ruột mỗi chia phôi.
Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng.
Em đẹp bàn tay ngón ngón thon;
Em duyên đôi má nắng hoe tròn.
Em lùa gió biếc vào trong tóc
Thổi lại phòng anh cả núi non.
Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời;
Hồn em anh thở ở trong hơi.
Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.
Đôi lứa thần tiên suốt một ngày.
Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.
Dịu dàng áo trắng trong như suối
Toả phất đôi hồn cánh mộng bay.
Khi anh xin cưới, mẹ em rằng:
“Thu nó hiền thôi, ít nói năng”
Tự đó hai sông hoà một biển.
Nước liền với nước gắn bằng trăng.
Từ đó lòng anh cứ lắng nghe
Lời im trong mỗi bước em về,
Lời thầm trong mỗi câu em nói,
Trong mỗi làn tay em vuốt ve.
Khi anh mệt nhọc, khi anh đau,
Công việc anh lo, lửa nóng đầu
Anh cứ cảm nghe từ ánh mắt
Tình em ôm toả tựa hương ngâu.
Em hỡi, đời ai chẳng nửa thầm
Lặng yên mới có được vang âm
Tóc mềm sợi sợi nằm êm lắng,
Vạn suối lòng anh chảy trở trăn.
Rồi một ngày kia anh với em
Nằm luôn lòng đất giấc im lìm
Tai xương anh sẽ còn nghe ngóng
Hoa lá hồn em trong lặng im.
Thôi sáng hung rồi; em hãy đi.
Tự nhiên em nhé; chớ buồn chi..
Suốt ngày nhắc nhở em từng phút,
Anh đoán thuyền em đến bến gì.
Này lúc bên đường bóng đứng trưa,
Thuyền em qua thác sóng xô lùa.
Sông êm, bãi cát con cò đứng:
Khỏi vực, lòng em hết sợ chưa?
Tới ngã ba sông, nước bốn bề,
Nửa chiều gà lạ gáy bên đê.
Làng xa lặng lẽ sau tre trúc;
Bến cũ thuyền em sắp ghé về.
Khi bóng hoàng hôn phủ núi xa,
Khi niềm tơ tưởng vướng chân, và
Khi cầm không được, anh ngồi khóc:
Ấy lúc em tôi đã tới nhà.
Em ở đâu? Anh xa em một nửa.
Một nửa hồn anh lẩn quất theo em,
Vào giấc ngủ nửa hồn anh bợ ngợ
Gió khuya hay em bước động bên thềm?
Tình đôi ta là trăm nghìn ràng rịt
Của tâm hồn của cả máu xương
Ai dám bảo hồn không là da thịt
Sắc hoa hồng không tách biệt làn hương.
Anh ở nơi em cùng trời cuối đất
Em ở nơi anh cõi thực cõi mơ
Em ở đâu mà hồn anh lẩn quất
Nhớ thương em lòng ngẩn tự bao giờ.
Giọng em vang tự trời quê Huế
Nhẹ thoáng, xanh veo, mà xốn xang
Nồng cháy như mồi thông núi Ngự
Giọng em nửa thực, nửa mơ màng
Chỉ một lần nghe đủ nhớ đời
Huống chi anh được đón bao lời
Bâng khuâng em nói trong chiều lạnh
Ngơ ngẩn lòng ta Huế Huế ơi!
Anh mang thầm em trong hồn anh
Như đứa trẻ thơ mãi để dành
Chiếc bánh mẹ cho từ sáng sớm
Anh chờ hạnh phúc những giờ xanh.
Anh mang thầm em đi trăm nơi
Nhớ em, anh tự mỉm môi cười
Là anh, hay chính là em đó ?
Anh sống thầm em ở giữa đời
1. Chậm chuyến phà
Sông thu, trời lạnh, mây như khói
Chậm chuyến phà nên quen biết nhau
Chốc lát qua sông, đời vời vợi
Về đâu, rồi nữa biết tìm đâu ?
2. Mắt em
Mắt em anh chẳng dám nhìn lâu
Em đẹp, lòng anh bỗng thấy đau
Mới gặp sao mà như nhớ lại.
Hay dan díu tự kiếp xưa nào ?
Hôn em vị chết trên môi
Ôm em sầu não rơi đôi cánh tình
Yêu em anh thoát hồn anh
Nhớ em anh hẹn để dành mai sau
Mỗi sáng mặt anh trong mặt gương
Thẫn thờ còn vắng mặt em thương
Bấy lâu bóng lặng buồn đơn chiếc
Kính lặng buồn xa hơ đại dương.
Ví bằng mở được ngực anh ra
Anh cất em vào trong thịt da
Khi ngủ có em trong nhịp thở
Chiêm bao tỉnh giấc khỏi buồn xa.
Luật của tế bào chẳng để ta
Trẻ hoài với nước, với mây qua
Với làn gió sớm mơn cành lá
Với ánh trời xanh ngọc bốn mùa
Nhưng trẻ một lần, trời đất trẻ
Trong ta, nảy nở xứ tâm hồn
Cây trưa tròn bóng, sông ra cửa
Biển lại dào lên những chiếc hôn
Em quý, em yêu, em của anh
Tên em mát dịu, dáng em lành
Tên em làm tổ mùa anh sống
Nước mát mùa đi những bước xanh
Sống một đời, ta ham vạn đời
Bởi vì thế giới đẹp, em ơi!
Nhưng vì đẹp quá ta giao lại
Chớ để người sau phải thiệt thòi
Cây đẹp thân cây, đẹp lá cành
Em yêu! Em đẹp cả âm thanh
Của tên em nữa, lòng vương vấn
Thoáng đọc lên là xúc động anh
Anh viết trăm lần nắn nót tên
Tưởng như em đẹp hiện dần lên
Theo tay anh vuốt ve từng nét
Em đẹp nghìn thu với chữ bền
Rộn rực lòng anh bởi quá yêu
Yêu em quy tụ đủ trăm điều
Đẹp trong đời đẹp, lòng ta đẹp
Phơi phới trời xuân nắng gió reo
Tóc em toả xuống mặt anh
Như mưa xuống tự trời xanh mát rờn
Tay em ngón ngón phím thon
Đàn lên da thịt bồn chồn tháng năm
Nhớ em khi đứng khi nằm
Thẹn thùng dáng sống in thầm chiêm bao.
Trời xanh thăm thẳm đôi sao
Dặm trường ánh biếc soi vào đời anh.
Người khẽ nắm tay, tôi khẽ nghiêng mình
Như sắp nói, nhưng mà không – khóm trúc
Vừa động lá, ta nhận vào một lúc
Cả không gian hồn hậu rất thơm tho;
Gió hương đưa mùi, dìu dịu phất phơ…
Trong cảnh lặng, vẫn đưa mùi gió thoảng…
Trí bâng quơ nghĩ thoáng nhưng buồn nhiều:
“Chân hết đường thì lòng cũng hết yêu”.
Chân đang bước bỗng e dè dừng lại
– Ở giữa đường làng, mùi rơm, hoa dại…
Lòng ta một khối, ơi tình
Chạm đâu cũng vọng nỗi mình với ta
Yêu nhau nhớ mấy cho vừa
Đâu là nỗi nhớ, đâu là nỗi thương
Đâu là dằng dặc tơ vương
Đâu là bóng, đâu là gương hỡi lòng
Trong mình đã có ta trong
Trong ta mình lại nấu nung bồn chồn
Mùa xuân vĩnh viễn em ơi!
Trăm hoa chúm chím gọi mời đôi ta
Mới gần, đã lại cách xa!
Giá anh nuốt được thân ngà em yêu!
Trong anh mỗi sáng mỗi chiều
Có em, anh được thương nhiều em thương.
Thơ Huy Cận vừa hàm súc lại vừa giàu tính triết lí là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thơ trẻ hiện nay. Ông đóng góp rất nhiều tác phẩm hay về đa dạng chủ đề cho nền văn học Việt Nam. Trong suốt sự nghiệp sáng tác, Huy Cận vinh dự được nhận nhiều giải thưởng lớn, điều này chứng minh vị trí và tầm ảnh hưởng của ông trong phong trào thơ Việt.
Xem thêm những bài thơ hay từ nhiều tác giả khác:
Bài thơ Cát Bụi của Bùi Giáng và nhiều tập thơ tình, thơ điên khác.
Tuyển tập thơ Phạm Hổ cho thiếu nhi và người lớn.
Tổng hợp những tác phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Còn gì nữa đâu mà khóc với sầu meme được giới trẻ rất yêu thích…
So sánh trong tiếng Pháp là một công cụ mạnh mẽ giúp người nói diễn…
Tiếng Pháp là gì và có nguồn gốc từ đâu là thắc mắc của nhiều…
Trọn bộ meme khóc là những bức ảnh chế mô tả những tình huống khiến…
Bonjour tiếng Pháp là gì và thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào. Đây…
Meme em bé là bộ ảnh chế được nhiều người yêu thích và sử dụng…
This website uses cookies.