Categories: Truyện hay

Truyện dân gian: Tạ người cho hoa trà

Tạ người cho hoa trà, biểu tượng của tình yêu và sự gắn kết, thường xuất hiện trong nhiều truyện dân gian. Những câu chuyện này không chỉ phản ánh văn hóa mà còn chứa đựng những bài học sâu sắc.

Tương truyền khi Lê Hoan là tuần phủ Hưng Yên đứng ra tổ chức cuộc thi thơ vịnh “Kiều” ở Tao đàn Hưng Yên năm 1905, hắn có mời Nguyễn Khuyến vào ban chấm thi.

Khi ấy, khách văn chương ở các tỉnh gửi bài về rất nhiều; riêng Chu Mạnh Trinh gửi hai chục bài đến dự thi và đoạt giải nhất. Nguyễn Khuyến chấm thơ Chu Mạnh Trinh cho là khá; nhưng đọc đến hai câu trong bài vịnh Sở Khanh:

Làng nho người cũng coi ra vẻ, Bợm xỏ ai ngờ mắc phải tay!

Tạ người cho hoa trà

Nguyễn Khuyến tỏ vẻ không bằng lòng, phê ngay vào bên cạnh rằng:

Rằng hay thì thực là hay, Đem “nho” đối “xỏ” lão này không ưa.

Chẳng mấy chốc, chuyện ấy lọt ra ngoài rồi lan khắp trong làng nho, ai nghe cũng lấy đó làm một giai thoại để giễu họ Chu.

Chu Mạnh Trinh từ đấy giận Nguyễn Khuyến. Khi làm án sát Hưng Yên, nhân ngày Tết, Chu cho người mang đến biếu Nguyễn Khuyến một chậu hoa trà với dụng ý cũng khá thâm: Nguyễn Khuyến lúc ấy đã bị lòa cả hai mắt, mà họ Chu lại tặng hoa chỉ có sắc, không có hương, như thế là có ý xỏ lá. Hiểu thâm ý của Chu, Nguyễn Khuyến bèn làm bài thơ mỉa như sau gửi lại cho Chu Mạnh Trinh:

Tết đến người cho một chậu trà Đương say còn biết cóc đâu hoa! Da mồi tóc bạc, ta già nhỉ, Áo tía đai vàng, bác đó a? Mưa nhỏ những kinh phường xỏ lá (1) Gió to luống sợ lúc rơi già! (2) Lâu nay ta chỉ xem bằng mũi, Đếch thấy hơi thơm, một tiếng khà! (3)

Chu Mạnh Trinh đọc xong thơ vừa thẹn vừa ân hận.

Người ta nói đùa rằng một phần chính vì bài thơ này, nhất là hai câu 3, 4 mà Chu Mạnh Trinh đã phải xin từ chức án sát, không làm quan nữa. Cố nhiên lý do không phải là như vậy.

Giải thích:

  • (1) Xỏ lá: còn có nghĩa là nguy hại; do câu thơ chữ Hán “Tầm thường vì vũ kinh xuyên diệp” (Những hạt mưa nhỏ dần dà cũng có thể xuyên thủng lá).
  • (2) Rơi già: rơi rụng quả, gẫy mầm; do câu thơ chữ Hán “Tiêu sắt thời phong khủng lạc già” (Gió mùa khô, mạnh, làm cho quả rụng, mầm rơi).
  • (3) Khà: tiếng cười khà: mắt lòa không thấy sắc đẹp nên phải ngửi, ngửi cũng “đếch thấy hơi thơm” nên đành phải cười khà.

Tạ người cho hoa trà xuất hiện như biểu tượng của vẻ đẹp trong các truyện cổ tích Việt Nam. Những câu chuyện này không chỉ mang giá trị văn hóa mà còn chứa đựng bài học quý giá về nhân cách. Khám phá thế giới cổ tích sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về truyền thống và tâm hồn dân tộc.
Từ khóa: truyện Tạ người cho hoa trà, Tạ người cho hoa trà, câu chuyện Tạ người cho hoa trà, truyện về Tạ người cho hoa trà, truyện dân gian Tạ người cho hoa trà, hoa trà, ý nghĩa hoa trà, nhân vật trong Tạ người cho hoa trà, truyền thuyết hoa trà.

Giáo sư  Nguyễn Lân Dũng  là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Share
Published by
Nguyễn Lân Dũng

Recent Posts

Truyện dân gian: Ông Nam Cường

Ông Nam Cường là một nhân vật nổi bật trong kho tàng truyện dân gian…

6 giờ ago

Tổng hợp meme hết cứu | Nguồn gốc meme hết cứu

Meme hết cứu thường được các bạn trẻ sử dụng trong các tình huống vui…

8 giờ ago

Tổng hợp đầy đủ meme suy nghĩ – Ý nghĩa meme suy tư

Meme suy nghĩ, suy tư hiện đang được GenZ sử dụng rộng rãi. Khám phá…

8 giờ ago

Bộ sưu tập meme cầm dao độc đáo (có mèo, chó) siêu lầy

Meme cầm dao là một trong những hình meme vừa hài hước, vừa đáng yêu…

9 giờ ago

Tổng hợp các meme gấu trúc weibo cực hài hước

Meme gấu trúc là bộ ảnh meme hài vốn được sử dụng rộng rãi bởi…

10 giờ ago

Meme bạn sợ à, tổng hợp bạn sợ à meme thú vị

Bạn sợ à meme đã xuất hiện từ lâu trên mạng xã hội và được…

10 giờ ago

This website uses cookies.